CPU mặc dù là linh kiện nhỏ bé nhất của máy tính, tuy nhiên nó lại được coi là bộ não của mọi PC, laptop. Nó đảm nhiệm thực thi mọi lệnh, tính toán các logic phức tạp và thực hiện vô số các tác vụ khác.
Không những vậy, bộ vi xử lý còn có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tổng thể của thiết bị. Vì thế, khi chọn mua CPU, chắc chắn bạn sẽ có những đắn đo nhất định giữa 2 thương hiệu đình đám trong giới sản xuất Chip đó là Intel và AMD.
Cả 2 đều đi đầu trong ngành công nghiệp máy tính trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, cách tiếp cận công nghệ xử lý và thị trường hướng đến của họ rất khác nhau, dẫn đến cuộc tranh luận không hồi kết giữa những người đam mê công nghệ đâu là hãng CPU tốt nhất.
Cho dù bạn là game thủ chuyên nghiệp đang tìm kiếm một trải nghiệm chơi game đỉnh cao hay một chuyên gia cần máy trạm mạnh mẽ, đáng tin cậy thì việc quyết định giữa AMD và Intel có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu suất máy tính của bạn.
Với những tiến bộ trong công nghệ liên tục đẩy giới hạn của những gì mà CPU có thể làm, việc chọn đúng bộ vi xử lý ngày càng trở nên quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy tính. Từ việc chơi game đồ họa cao cho đến sáng tạo nội dung, CPU là chìa khóa để khai thác toàn bộ tiềm năng máy tính của bạn.
Vậy giữa AMD và Intel, nên chọn CPU của hãng nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tại sao AMD và Intel lại dẫn đầu thị trường CPU
AMD và Intel có thể coi là đối thủ truyền kiếp của nhau trong ngành sản xuất CPU, dẫn đầu về đổi mới, hiệu suất và thị trường. Hai công ty này đã thống trị ngành sản xuất Chip máy tính trong nhiều thập kỷ qua, mỗi công ty lại có một thế mạnh riêng cũng như cách tiếp cận công nghệ xử lý độc đáo.
Vậy điều gì khiến họ khác biệt với đối thủ và khiến họ trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình?
AMD đã tạo dựng được danh tiếng vững chắc nhờ cung cấp các bộ vi xử lý hiệu năng cao, đáp ứng được nhu cầu của game thủ và người sáng tạo nội dung. Ngoài ra, CPU của nhà AMD thường có hiệu suất sánh ngang với các sản phẩm cao cấp của Intel với mức giá phải chăng hơn.
Mặt khác, Intel có một lịch sử lâu đời trong việc cung cấp các bộ vi xử lý có hiệu năng hàng đầu, làm hài lòng những người khó tính nhất. Dòng vi xử lý Core của hãng được biết đến với tốc độ xung nhịp cao, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các tác vụ đòi hỏi nhiều hiệu năng đơn luồng, chẳng hạn như chơi game.
So sánh AMD và Intel CPU
Cuộc chạy đua giành ưu thế trong ngành cung cấp bộ vi xử lý cho máy tính đã diễn ra trong nhiều năm qua. Và cả AMD và Intel liên tục thúc đẩy nhau lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, có nhiều khía cạnh khác nhau cần xem xét khi so sánh chi tiết giữa 2 hãng sản xuất CPU này.
Khả năng sáng tạo nội dung
Khi nói đến khả năng sáng tạo nội dung thì CPU càng nhiều lõi càng mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Các bộ vi xử lý của AMD đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm gần đây khi cung cấp hiệu năng cạnh tranh cho các tác vụ như ứng dụng văn phòng, duyệt web, chỉnh sửa video,…
Đối với tác vụ chỉnh sửa video, việc mã hóa đồng thời cả âm thanh và hình ảnh yêu cầu một lượng tài nguyên CPU không hề nhỏ. Nếu một lõi đơn xử lý cả 2 thứ này, nó sẽ phải liên tục luân phiên giữa chúng, dẫn đến quá trình xuất file lâu hơn.
Dưới đây là so sánh hiệu suất đơn nhân của một số CPU của Intel và AMD.
Bằng cách phân phối khối lượng công việc giữa nhiều lõi và nhiều luồng, việc xử lý đồ họa 3D có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn.
Vì vậy, một số bộ vi xử lý của AMD có nhiễu lõi khiến chúng rất phù hợp cho các tác vụ đa luồng, dẫn đến quá trình xử lý các tác vụ như phân tích dữ liệu, render video và phát triển phần mềm trở nên mượt mà và nhanh chóng.
AMD cũng được biết đến với việc tung ra các CPU tiết kiệm năng lượng. Thế hệ mới nhất mặc dù chịu tải nặng nhưng nhiệt lượng tỏa ra không quá nóng.
Mặt khác, Intel được biết đến hiệu suất đơn nhân cực kỳ tốt. Tuy nhiên, khả năng xử lý đa tác vụ cũng ngày càng cải thiện, chủ yếu thông qua công nghệ siêu phân luồng, Turbo Boost.
Gaming
Cả AMD và Intel đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng khi chơi game. Các bộ vi xử lý của Intel thường được các game thủ tin dùng và lựa chọn nhờ có tốc độ xung nhịp cao, cho phép chơi game mượt mà và độ trễ thấp hơn.
Tuy nhiên những tiến bộ gần đây của AMD đối với dòng CPU Ryzen đã thu hẹp khoảng cách giữa 2 thương hiệu. Điều này khiến cho việc xem đâu là lựa chọn tốt hơn để chơi game ngày càng trở nên khó khăn.
Về sức mạnh xử lý, CPU Ryzen của AMD mang xu hướng có nhiều lõi và luồng hơn so với các bộ vi xử lý của Intel. Điều này cho phép đa nhiệm tốt hơn cũng như mang lại trải nghiệm tốt hơn trong các trò chơi hoạt động trên nhiều luồng. Ngoài ra, CPU của AMD thường có giá cả phải chăng hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các game thủ có ngân sách eo hẹp.
Mặt khác, CPU của Intel có kiến trúc tinh tế hơn, cho phép chúng có thể đạt được tốc độ xung nhịp cao hơn. Chính vì thế, hiệu suất chơi game đem lại cũng tốt hơn trong các trò chơi đơn luồng.
Một yếu tố khác cần xem xét khi chọn mua CPU để chơi game đó là card đồ họa tích hợp. Cả AMD và Intel đều có các tùy chọn hỗ trợ card đồ họa tích hợp. Tuy nhiên, iGPU của AMD thường mạnh hơn và có thể xử lý các trò chơi đòi hỏi cấu hình cao. Các card đồ họa tích hợp của Intel phù hợp hơn cho các trò chơi ít đòi hỏi cấu hình.
Về cơ bản, sự lựa chọn CPU giữa 2 hãng AMD và Intel sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân, ngân sách và loại trò chơi.
Nếu bạn là một game thủ chơi kết hợp các trò chơi đòi hỏi cấu hình từ thấp đến cao thì bộ vi xử lý của AMD có thể là lựa chọn tốt hơn nhờ khả năng đa luồng mạnh mẽ với mức giá phải chăng. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm hơn đến những trải nghiệm tốc độ cao, mượt mà, độ trễ thấp,… thì CPU của Intel sẽ là lựa chọn phù hợp hơn nhờ vào tốc độ xung nhịp cao.
Dưới đây là so sánh hiệu suất khi chơi game của một số CPU của Intel và AMD.
Hiệu năng
Cuộc đua giành thắng lợi về hiệu năng giữa AMD và Intel luôn diễn ra cực kỳ gay cấn. Cả 2 đều có thể mang lại hiệu suất tuyệt vời nhưng theo những cách khác nhau.
Bộ vi xử lý của AMD giống như những vận động viên chạy ma-ra-tông với khả năng xử lý đồng thời và đa tác vụ xuất sắc. Trong khi đó, bộ vi xử lý của Intel giống như những vận động viên chạy nước rút, mang lại hiệu suất nhanh như chớp cho các tác vụ đơn luồng.
Một trong những điểm khác biệt chính giữa CPU của AMD và Intel đó chính là kiến trúc bộ vi xử lý. Các CPU của AMD được xây dựng bằng kiến trúc Zen, tối ưu hóa cho việc đa luồng và đa nhân. Điều này đồng nghĩa là bộ vi xử lý AMD có thể xử lý đồng thời nhiều tác vụ hơn, giúp chúng trở nên phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tài nguyên cao như chỉnh sửa video hay chơi game.
Mặt khác, các bộ vi xử lý Intel được xây dưng bằng kiến trúc Core, cho tốc độ xung nhịp cao và hiệu suất đơn luồng cực tốt. Điều này làm cho CPU của Intel phù hợp hơn cho các ứng dụng chạy đơn nhân.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa CPU AMD và Intel đó là tiến trình sản xuất. Bộ xử lý AMD thường được sản xuất trên tiến trình 7nm, cho phép chứa được nhiều bóng bán dẫn hơn trên một tấm silicon. Trong khi đó, bộ xử lý Intel thường được sản xuất trên tiến trình 10nm hoặc 14nm, dẫn đến mức tiêu thụ điện năng cao hơn cũng như hiệu suất đem lại thấp hơn.
CPU của AMD thường có giá thành phải chăng hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế. Trái ngược với AMD, CPU của Intel thường đắt hơn và nhắm đến phân khúc cao cấp, những người dùng khó tính nhất.
Tóm lại, cả AMD và Intel đều mang lại những lợi thế khác nhau về hiệu suất. Sự lựa chọn tốt nhất sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và ngân sách của người dùng.
Khả năng ép xung
Cơ bản khi các CPU được tung ra thị trường đều được thiết lập mức xung nhịp mà nhà sản xuất cảm thấy ổn định nhất. Một bộ phận không nhỏ người dùng lại có nhu cầu ép xung để nâng hiệu năng CPU của mình lên một tầm cao mới. Nếu quan tâm đến khả năng ép xung tốt nhất cho vi xử lý máy tính, chip Intel là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn. Với công nghệ siêu phân luồng và turbo-boost vượt trội, chip Intel có thể đảm bảo làm tốt mọi thứ.
Tất nhiên AMD không hề thua kém quá nhiều, đặc biệt là với Ryzen, tuy nhiên tại thời điểm này Intel vẫn đang nhỉnh hơn một chút.
Khả năng sinh nhiệt
Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn được rằng thương hiệu này luôn mát hơn thương hiệu kia, vì hiệu suất sinh nhiệt có thể khác nhau giữa các thế hệ bộ vi xử lý của cả AMD và Intel.
Tuy nhiên, nhìn chung, bộ xử lý AMD được biết đến khi có chút lợi thế và khả năng tản nhiệt nhờ vào kiến trúc của nó.
Lấy ví dụ đơn giản, CPU AMD thường có nhiều lõi và nhiều luồng, điều này giúp việc phân bổ nhiệt đều hơn trên Chip. Ngoài ra, bộ vi xử lý AMD còn có hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả hơn, có thể giảm nhiệt sinh ra.
Mặt khác, bộ xử lý Intel được biết đến là ưu tiên hiệu suất hơn hiệu quả, điều này có thể dẫn đến sinh nhiệt cao hơn.
Tóm lại, nhiệt sinh ra trên CPU còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thế hệ, hệ thống làm mát được sử dụng và khối lượng công việc cần xử lý. Điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố này và đánh giá hiệu suất nhiệt của một bộ vi xử lý nào đó trước khi đưa ra quyết định mua.
Tính phổ biến và hỗ trợ
Vấn đề lớn nhất với bộ chip xử lý của AMD là thiếu khả năng tương thích với các thành phần khác. Cụ thể, các tùy chọn bo mạch chủ và bộ làm mát bị hạn chế do các ổ cắm khác nhau trên CPU AMD.
Trong đó, nhiều bộ làm mát CPU của AMD yêu cầu bạn đặt mua khung AM4 đặc biệt để sử dụng cho chip Ryzen của AMD, nhưng chỉ một số bo mạch chủ tương thích với chipset AM4. Về vấn đề này, các bộ phận của Intel phổ biến hơn và đi kèm với đó chi phí bắt đầu để lắp đặt thấp hơn, do có sự đa dạng để lựa chọn.
Tuy nhiên, trong khi cả bộ xử lý Coffee Lake Refresh và AMD Ryzen thế hệ thứ 3 hiện đã có mặt rộng rãi và Ice Lake của ADM hiện đang bắt đầu phân phối trên thị tường thì Intel đã gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung. Điều này dẫn đến việc AMD giành được chiến thắng về doanh số so với Intel trong những năm gần đây.
Giá thành
Sự khác biệt về giá thành giữa các bộ vi xử lý của AMD và Intel là điều cần cân nhắc đối với nhiều người dùng. Nhìn chung, CPU của AMD được biết đến với giá thành phải chăng hơn so với bộ vi xử lý cùng phân khúc của Intel.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chênh lệch giá chính xác giữa 2 thương hiệu có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là kiểu model và thế hệ của bộ vi xử lý cũng như các tính năng và hiệu suất mà nó cung cấp. Những CPU cao cấp của 2 thương hiệu có thể chênh lệch đáng kể về giá. Tuy nhiên những mẫu phân khúc tầm trung và giá rẻ thì lại chênh lệch không đáng kể.
Một yếu tố khác có thể tác động đến chênh lệnh về giá giữa bộ xử lý AMD và Intel là sự cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây, AMD đã tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng cách cung cấp các bộ vi xử lý có hiệu năng tương tự của Intel với mức giá thấp hơn.
Điều này đã gây áp lực đến Intel và khiến hãng gặp khó khăn hơn trong việc duy trì mức giá các sản phẩm của họ.
Các câu hỏi thường gặp
CPU của AMD và Intel cái nào tốt hơn?
Cả AMD và Intel đều có những CPU tốt và mạnh mẽ trong các dòng sản phẩm của mình. Việc xác định xem CPU nào tốt hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, ngân sách, yêu cầu công việc và sở thích cá nhân.
Trong những năm gần đây AMD đã đạt được sự phát triển đáng kể với các dòng CPU Ryzen của mình, cung cấp hiệu năng và giá trị tốt so với một số dòng sản phẩm của Intel. Tuy nhiên Intel vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực như hiệu năng đơn lõi và tương thích với một số phần mềm đặc biệt.
Chơi game nên chọn AMD Ryzen hay Intel Core?
Khi chọn CPU để chơi game, cả AMD Ryzen và Intel Core đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là một số điểm để bạn tham khảo:
AMD Ryzen:
- Cung cấp nhiều nhân và luồng xử lý giúp xử lý đa nhiệm tốt hơn.
- Thường có giá thành tốt hơn so với các dòng sản phẩm tương đương của Intel.
- Hiệu năng đa luồng tốt phù hợp cho các game và ứng dụng đòi hỏi nhiều luồng xử lý.
Intel Core:
- Có hiệu năng đơn luồng tốt hơn, phù hợp cho các game yêu cầu tốc độ xử lý cao.
- Có khả năng ép xung tốt hơn giúp tăng hiệu năng trong các tác vụ đơn luồng.
- Thường có hiệu năng đồ họa tích hợp tốt hơn, phù hợp cho các game không yêu cầu card đồ họ rời.
Tuy nhiên việc chọn CPU còn phụ thuộc vào ngân sách và yê cầu cụ thể của bạn. Bạn nên xem xét các yếu tố khác như giá cả, hiệu năng tổng thể và yêu cầu đồ họa của game mà bạn muốn chơi trước khi đưa ra quyết định.