Intel luôn có áp lực phải đưa ra sản phẩm phục vụ cho tất cả các phân khúc thị trường. Trong khi các CPU desktop chỉ có 3 kí tự đuôi là K, T hoặc không có, câu chuyện đặt tên của CPU laptop là một thứ hoàn toàn khác biệt. Các CPU desktop có đuôi K chỉ CPU mở hệ số nhân để ép xung, T là dòng tối ưu điện năng hay dòng non-K, không có kí tự đuôi chỉ các CPU khoá hệ số nhân.
Giải mã cách đặt tên CPU của Intel có thể khiến những người dùng am hiểu về phần cứng cũng phải đau đầu. Đầu tiên phải kể đến kí tự đuôi của các CPU.
Giải mã cách đặt tên CPU Có tất cả 5 loại bao gồm H, HK, HQ, Y và U. H là các CPU có hiệu năng cao, HQ là các CPU hiệu năng cao, 4 nhân HK là các CPU hiệu năng cao được trang bị 4 nhân cùng hệ số nhân mở.
Các CPU có đuôi U thuộc dòng tiết kiệm điện trong khi Y là các CPU siêu tiết kiệm điện.
Turbo Boost, Hyper Threading hay không?
Tất cả các CPU laptop Core i3 đều chỉ sở hữu 2 nhân và không được trang bị công nghệ Turbo Boost nhưng riêng các CPU Core m3 (Y-Series) lại được trang bị công nghệ này. Tuy nhiên Core i3 laptop vẫn được ưu ái với công nghệ Hyper Threading, siêu luồng giúp cho hệ điều hành có 2 nhân vật lý và 2 nhân ảo để tăng hiệu năng tức thời trong một số trường hợp. Trong khi đó tất cả các CPU Core i5 và i7 cho laptop đều được trang bị Turbo Boost.
Giờ mới là đoạn gây bối rối nhất. Một số CPU i5 và i7 lại chỉ có 2 nhân. Công nghệ siêu luồng được trang bị trên tất cả các CPU i7 nhưng lại chỉ có trên những CPU i5 lõi kép. Dung lượng bộ nhớ đệm cache cũng khá dễ gây loạn khi i3 có 3MB, một số CPU i5 lại có 3MB hoặc 4MB, trong khi các CPU i7 có 4MB, 6MB hoặc 8MB.
Giải mã ký tự đuôi
Các CPU dòng H, HK, HQ thường được sử dụng cho các laptop hiệu năng cao, đặc biệt là các laptop chơi game với giá không hề rẻ. Các CPU có kí tự H trong tên mã đều sở hữu tới 4 nhân với i3-7100H là trường hợp đặc biệt với chỉ 2 nhân cũng như không có công nghệ Turbo Boost.
Đương nhiên hiệu năng bạn nhận được từ các CPU dòng H sẽ cao hơn rất nhiều so với các CPU Intel U hay Y và đi kèm với mức tiêu thụ điện năng tương đối cao, khoảng 45W. Chưa kể các laptop này sẽ được trang bị card đồ hoạ rời mạnh mẽ với mức tiêu thụ điện cũng không nhẹ nhàng cho lắm. Và điều tất yếu là bạn sẽ sở hữu một chiếc laptop to, nặng cũng như cục sạc có kích thước tương xứng.
Các CPU dòng U có lẽ là thông dụng nhất cũng như phù hợp với hầu hết các nhu cầu của người sử dụng. Mức điện năng tiêu thụ dưới 30W, kích thước laptop của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên hiệu năng sẽ chỉ ở mức trung bình. Bù lại bạn sẽ có những chiếc laptop với cân nặng vừa phải, khoảng 2kg với thời lượng pin khi không chơi game không đến nỗi tệ, phù hợp với mọi nhu cầu ở mức vừa phải.
Thường các laptop này sẽ được trang bị GPU rời có hiệu năng vừa phải hoặc sử dụng chính Intel Graphic tích hợp. Các CPU có đuôi 00U sẽ chỉ được trang bị Intel HD Graphics 620 trong khi đuôi 60U sẽ được trang bị Intel Iris Plus Graphics 640. Một số CPU với đuôi 67U còn được trang bị Intel Iris Plus Graphics 650, cao cấp nhất trong các giải pháp đồ hoạ tích hợp hiện nay của Intel.
Cuối cùng là dòng Y, CPU siêu tiết kiệm điện. Dòng CPU này khá đa dạng với nhiều hệ gồm Core m3, i5 và i7. Ở thế hệ Intel Core thứ 7, Kaby Lake, Intel đã không còn sử dụng thương hiệu Core M để bớt gây nhầm lẫn cho người dùng. Thay vào đó là các CPU như m3-7Y30, i5-7Y45, i5-7Y57 và i7-7Y75. Các CPU này có mức xung nhịp khá ấn tượng, ví dụ như i7-7Y75có xung nhịp gốc chỉ 1,30 GHz trong khi xung nhịp boost ở mức 3,60 GHz, gần gấp 3.
Không những thế, mức tiêu thụ điện năng của CPU dòng Y cũng cực thấp, chỉ khoảng 4,5W. Nhờ vậy, chúng sẽ phù hợp với các Ultrabook hay các laptop 2 trong 1 để mang lại hiệu năng vừa phải dù không cần quạt tản nhiệt. Điện năng tiêu thụ thấp cũng giúp những chiếc máy được trang bị dòng CPU này hoạt động cực mát mẻ cùng thời lượng pin vô cùng cao, trung bình ở mức 10 tiếng.
Đối với thế hệ Core i ba số đầu tiên (Arrandale, Clarksfield), Intel dùng các hậu tố M/LM/UM/E/LE/UE/QM và XM.
Theo quy tắc chung, hậu tố M viết tắt của Mobile microprocessor hay vi xử lý dành cho các thiết bị di động (ở đây là máy tính laptop). Trong khi đó, E viết tắt của Embedded hay chip nhúng. Trên laptop phổ thông thì chúng ta ít khi gặp phải loại CPU này bởi chúng thường được dùng trên các hệ thống nhúng, chẳng hạn như máy tính tiền, hệ thống giải trí trên xe, các thiết bị tự động hóa, …
Đi kèm với các hậu tố U và L chỉ mức độ tiêu thụ năng lượng: U – Ultra-low power và L – Low power. Như vậy LM/UM sẽ là các vi xử lý cho laptop tiêu thụ điện năng thấp và siêu thấp, tương tự với LE/UE.
Với hậu tố QM và XM, ký tự M vẫn mang ý nghĩa Mobile và Q có nghĩa là Quad-core, X có nghĩa là eXtreme. Cả 2 hậu tố này đều cho biết vi xử lý có 4 nhân, riêng XM cho biết đây là phiên bản mạnh nhất trong họ.
Đối với thế hệ Core I thứ 2 (Sandy Bridge), Intel bổ sung thêm hậu tố QE bên cạnh các hậu tố M/QM/XM/E/LE/UE. QE là Quad-core Embedded – một phiên bản chip nhúng lõi tứ và cũng không được sử dụng trên laptop phổ thông.
Đến thế hệ Core I thứ 3 (Ivy Bridge), Intel vẫn giữ cách đặt hậu tố như cũ nhưng có 2 điểm mới là các CPU mang hậu tố U và Y. Đây đều là các CPU tiêu thụ điện năng thấp trong đó U là Ultra-low power và Y là Extremely low power (thấp nhất).
Thế hệ Core I thứ 4 (Haswell), Intel tiếp tục thay đổi và bổ sung hậu tố cho các phiên bản CPU. Hậu tố QM, XM, EQ được chuyển thành MQ, MX và QE, có thêm hậu tố H chỉ các phiên bản CPU có xung nhịp cao hơn và HQ chỉ các phiên bản CPU lõi tứ được tích hợp GPU hiệu năng cao, điển hình như Iris Pro 5200.
Thế hệ Core I thứ 5 (Broadwell) có cách đặt tên tương tự Haswell. Riêng dòng Core M thì hậu tố được đặt phía sau số đầu tiên trong mã số CPU, chẳng hạn 5Y10.
Thế hệ Core i thứ 6 (Skylake) Hỗ trợ nhiều loại thiết kế đa dạng, từ các máy tính tý hon (computer stick), Bộ vi xử lý Intel Core thứ 6 mỏng và nhẹ hơn một nửa nhưng có thời gian khởi động nhanh hơn.
Thế hệ Core i thứ 7 (Kabylake) dòng CPU được sản xuất từ công nghệ 14nm của Intel. CPU này đã được cải thiện rất tốt về cả hiệu năng xử lý đồ họa và khả năng tiết kiệm điện so với thế hệ trước. CPU thế hệ thứ 7 này được tập trung nhiều và khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là độ phân giải 4K, video 360 độ và các công nghệ thực tế ảo
Thế hệ Core i thứ 8 (Coffee Lake) theo Intel dòng CPU mới này có khả năng tăng hiệu năng lên tới 40% so với dòng chip trước đó, đều được sản xuất theo quy trình 14 nm. Công nghệ Intel® Turbo Boost 2.0 tăng cường hiệu năng đáng kể khi cần thiết. Chức năng tăng tốc hệ thống mới khi kết hợp với bộ nhớ Intel® Optane™ nhằm đạt được khả năng phản hồi hệ thống đáng kinh ngạc
Thế hệ Core i thứ 9: (Ice Lake) Các bộ vi xử lý này sử dụng công nghệ chip xử lý 10 nm+, công nghệ hàng đầu của Intel”.
Vậy là mình đã giới thiệu xong cách Giải mã cách đặt tên CPU của Intel. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào về các đặt tên cũng như các ký tự trên CPU.