Bạn là fan hâm mộ của AMD và đang muốn build một dàn PC tốt để phục vụ công việc, giải trí cũng như tác vụ phức tạp? Bên cạnh các dòng CPU mạnh mẽ phổ biến trên thị trường thì ắt hẳn bạn cũng đã từng nghe qua CPU AMD Ryzen Threadripper, dòng chip cao cấp được mệnh danh là ông vua đa nhiệm. Vậy tại sao nó lại được gọi như thế, hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Chip AMD Threadripper là gì?
AMD Threadripper là dòng vi xử lý (CPU) cao cấp của AMD được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017. Đây là dòng chip thiết kế cho các máy tính đa nhiệm và đồ họa chuyên nghiệp.
CPU AMD Threadripper được thiết kế dựa trên kiến trúc Zen khá quen thuộc với những ai quan tâm đến công nghệ vi xử lý, đồng thời nó sử dụng socket TR4. Đây có thể xem là một đối thủ ngang hàng với con chip Intel Core i7 hay Intel Xeon.
Threadripper có nhiều lõi xử lý (từ 12 đến 64 lõi) và hỗ trợ công nghệ đa luồng (multithreading) cho phép xử lý đa nhiệm và đa luồng một cách hiệu quả. Ngoài ra Threadripper còn có bộ nhớ cache lớn, tốc độ xung nhịp cao và hỗ trợ các công nghệ tiên tiến như PCIe 4.0 và DDR4.
Threadripper được đánh giá là một trong những CPU mạnh nhất trên thị trường hiện nay và được ưa chuộng trong các ứng dụng đòi hỏi sức mạnh xử lý cao như đồ họa, video game và máy chủ.
Các dòng Chip AMD Threadripper
Tên | Năm | Tiến trình | Nhân | Luồng | Xung nhịp cơ bản (Base) | Xung nhịp tối đa (Turbo) | Cache | Dung lượng RAM tối đa | PCIe | TDP |
AMD Ryzen Threadripper PRO 5995WX | 2022 Q1 | 7 nm FinFET | 64 | 128 | 2.7 GHz | 4.5 GHz | 256 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 5975WX | 2022 Q1 | 7 nm FinFET | 32 | 64 | 3.6 GHz | 4.5 GHz | 128 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 5965WX | 2022 Q1 | 7 nm FinFET | 24 | 48 | 3.80 GHz | 4.5 GHz | 128 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 5955WX | 2022 Q1 | 7 nm FinFET | 16 | 32 | 4 GHz | 4.5 GHz | 64 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 5945WX | 2022 Q1 | 7 nm FinFET | 12 | 24 | 4.1 GHz | 4.5 GHz | 64 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 3995WX | 2020 Q3 | 7 nm FinFET | 64 | 128 | 2.7 GHz | 4.2 GHz | 256 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 3975WX | 2020 Q3 | 7 nm FinFET | 32 | 64 | 3.5 GHz | 4.2 GHz | 128 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 3955WX | 2020 Q3 | 7 nm FinFET | 16 | 32 | 3.9 GHz | 4.3 GHz | 64 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper PRO 3945WX | 2020 Q3 | 7 nm FinFET | 12 | 24 | 4 GHz | 4.3 GHz | 64 MB | 2 TB | 128 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper 3990X | 2020 Q1 | 7 nm FinFET | 64 | 128 | 2.9 GHz | 4.3 GHz | 256 MB | 1 TB | 64 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper 3970X | 2019 Q4 | 7 nm FinFET | 32 | 64 | 3.7 GHz | 4.5 GHz | 128 MB | 512 GB | 64 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper 3960X | 2019 Q4 | 7 nm FinFET | 24 | 48 | 3.80 GHz | 4.5 GHz | 128 MB | 512 GB | 64 | 280 W |
AMD Ryzen Threadripper 2990WX | 2018 Q4 | 12 nm | 32 | 64 | 3 GHz | 4.2 GHz | 64 MB | 1 TB | 60 | 250 W |
AMD Ryzen Threadripper 2970WX | 2018 Q4 | 12 nm | 24 | 48 | 3 GHz | 4.2 GHz | 64 MB | 1 TB | 60 | 250 W |
AMD Ryzen Threadripper 2920X | 2018 Q4 | 12 nm | 12 | 24 | 3.5 GHz | 4.3 GHz | 32 MB | 1 TB | 60 | 180 W |
AMD Ryzen Threadripper 2950X | 2018 Q3 | 12 nm | 16 | 32 | 3.5 GHz | 4.4 GHz | 32 MB | 1 TB | 60 | 180 W |
AMD Ryzen Threadripper 1950X | 2017 Q3 | 14 nm | 16 | 32 | 3.4 GHz | 4 GHz | 32 MB | 1 TB | 60 | 180 W |
AMD Ryzen Threadripper 1920X | 2017 Q3 | 14 nm | 12 | 24 | 3.5 GHz | 4 GHz | 32 MB | 1 TB | 60 | 180 W |
AMD Ryzen Threadripper 1900X | 2017 Q3 | 14 nm | 8 | 16 | 3.80 GHz | 4 GHz | 16 MB | 1 TB | 60 | 180 W |
Quy ước đặt tên của CPU AMD Ryzen Threadripper
CPU AMD Ryzen Threadripper mặc dù mới xuất hiện và không quá phổ biến. Tuy nhiên theo thời gian, nhiều sản phẩm của dòng chip này cũng đã ra đời với các tên gọi khác nhau. Dựa vào cách đặt tên chip, chúng ta có thể biết được khả năng và sức mạnh của nó. Cụ thể quy tắc xác định như sau:
Phần số
Trong tên chip AMD Threadripper có đến 4 chữ số, cung cấp cho chúng ta những thông tin: thế hệ, hiệu năng và mã sản phẩm.
Phần chữ (hậu tố)
Bên cạnh các ký tự số thì ở phần cuối tên cũng có các chữ cái. Có thể lý giải ý nghĩa của các chữ này như sau:
- G: Cho biết con chip có card đồ họa tích hợp.
- X: Hiệu suất hoạt động của CPU khá cao, xử lý mượt các tác vụ phức tạp. Hoặc có thể hiểu là tốc độ xung nhịp của chip cao, đồng thời tích hợp công nghệ XFR cho hiệu suất mạnh mẽ. Nhưng đây cũng là lý do CPU tiêu thụ điện năng cao.
- WX: Những con chip có ký tự này thường được thiết kế với các đặc điểm tựa như chip có ký tự X, tuy nhiên lại phù hợp cho máy trạm hơn.
- H và U: Chip có ký tự này được thiết kế để có thể lắp đặt cho các dòng laptop. Nếu như đuôi H có thể xử lý các tác vụ năng, đặc biệt là trong thiết kế và dựng video nhưng lại tiêu thụ nhiều điện năng thì chip đuôi U tiết kiệm điện năng hơn, tuy nhiên hiệu năng chỉ ở mức trung bình và phù hợp cho các dòng laptop mỏng nhẹ, nhỏ gọn như laptop văn phòng.
Ưu điểm của CPU Threadripper
- Khả năng xử lý đa nhiệm tốt: Với số lượng lõi xử lý lớn, Threadripper có thể xử lý nhiều tác vụ đồng thời một cách hiệu quả.
- Tốc độ xử lý nhanh: Threadripper có tốc độ xử lý cao đặc biệt là trong các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên như đồ họa, video và chơi game.
- Khả năng nâng cấp linh hoạt: Threadripper có thể được nâng cấp với các bộ vi xử lý mới nhất của AMD mà không cần thay đổi bo mạch chủ.
- Giá thành tốt hơn so với các sản phẩm tương đương của đối thủ: Threadripper có giá thành tốt hơn so với các sản phẩm tương đương của đối thủ như Intel Core i9, Intel Xeon.
- Hỗ trợ công nghệ: dòng chip này hỗ trợ PCIe 4.0, bộ nhớ DDR4, độ ổn định cao và đáng tin cậy.
Nhược điểm của CPU Threadripper
- Tiêu thụ điện năng cao: Vì Threadripper có nhiều lõi xử lý và tốc độ xung nhịp cao nên nó tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với các chip thông thường.
- Giá thành cao: Threadripper là một sản phẩm cao cấp của AMD. Vì vậy giá thành của nó cũng rất cao, không phù hợp với người dùng thông thường.
- Không tương thích với một số ứng dụng: Một số ứng dụng không được tối ưu hóa cho Threadripper, do đó hiệu suất của nó có thể không được tối đa hóa.
- Kích thước lớn: Threadripper có kích thước lớn hơn so với các chip thông thường, do đó nó có thể không phù hợp với một số bo mạch chủ hoặc hệ thống máy tính.
So sánh Threadripper và Threadripper PRO
AMD Threadripper và AMD Threadripper Pro đều là các bộ vi xử lý cao cấp của AMD được thiết kế cho các ứng dụng chuyên nghiệp như đồ họa, video, âm thanh, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên có một số khác biệt giữa hai loại CPU này:
- Tần số xung nhịp: AMD Threadripper có tần số xung nhịp cao hơn so với AMD Threadripper Pro. Vì vậy nó có thể cung cấp hiệu suất xử lý tốt hơn trong các tác vụ đơn lẻ.
- Hỗ trợ bộ nhớ RAM: AMD Threadripper Pro hỗ trợ bộ nhớ RAM ECC (Error Checking and Correction) trong khi AMD Threadripper không hỗ trợ.
- Hỗ trợ PCIe: AMD Threadripper Pro hỗ trợ PCIe 4.0 trong khi AMD Threadripper chỉ hỗ trợ PCIe 3.0.
- Giá cả: AMD Threadripper Pro có giá cao hơn so với AMD Threadripper vì nó được thiết kế cho các ứng dụng chuyên nghiệp và có nhiều tính năng hơn.