Khi bạn bị lỗi win không vào để copy dữ liệu từ màn hình Desktop hoặc Documents. Thì DLC boot sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Ngoài ra còn nhiều tiện ích cho bạn tìm hiểu khám phá.
DLC Boot 2019 là đĩa cứu hộ máy tính chuyên nghiệp. Đã được tùy biến lại giao diện và cập nhập ứng dụng đầy đủ. Phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sửa chữa máy tính khi gặp sự cố của các kĩ thuật viên máy tính.
DLC Boot 2019 với khả năng cung cấp đến người dùng một giải pháp tuyệt vời để giải quyết các vấn đề trên hệ thống của bạn.
Đây là một chương trình đa năng có thể sao lưu và khôi phục hệ điều hành. Kiểm tra thông tin phần cứng, cập nhật driver, tích hợp công dụ diệt Virus và rất nhiều các chức năng thú vị khác.
Phần mềm này giúp bạn tạo USB Boot theo chuẩn UEFI, forrmat các loại usb cứng đầu, khoá usb khi cần thiết…vv
Những thứ cần chuẩn bị
- Một chiếc USB trống, dung lượng 8 GB (khuyến nghị)
- Máy tính PC hoặc Laptop chạy hệ điều hành Windows 7 trở lên.
- Cuối cùng là phần mềm tạo: USB Boot DLC Boot 2019
Lưu ý:
– Để sử dụng usb boot lâu dài thì các bạn chỉ sử dụng usb để boot thôi. Không nên lưu dữ liệu. Không được kết nối usb vào máy tính khi đã vào Windows thực hiện các công việc copy hay xóa dữ liệu trên đó.
Hướng dẫn tạo DLC Boot
Sau khi tải file DLC BOOT về, bạn giải nén file đó ra sẽ được các file như hình bên dưới. Bây giờ bạn hãy kết nối USB vào máy tính.
Bước 1:
– Bạn nhấn chuột phải vào file DLCBoot.exe
=> chọn Run as administrator
để chạy với quyền quản trị.
Bước 2:
– Một giao diện hiện ra. Nếu như bạn muốn tích hợp bộ công cụ cứu hộ vào ổ cứng thì có thể nhấn vào icon dấu +
như hình dưới.
– Còn nếu như bạn muốn tạo USB BOOT luôn thì nhấn vào icon chiếc USB.
Bước 3:
– Bạn làm lần lượt các bước như sau:
- Tích chọn chiếc USB mà bạn muốn làm USB BOOT.
- Trong phần Boot Kernel: Bạn sẽ có 2 nhân boot cơ bản đó là
SysLinux
vàGrub4DOS
. Bạn lựa chọn cái nào cũng được hết nhé. Ở đây mình sẽ chọn kiểuSysLinux
.vì mình thấy nó đẹp hơn
– Tiếp theo, bạn sẽ lựa chọn kiểu tạo USB Boot 1 click, có hai lựa chọn cho việc này:
+ Normal: Nếu chọn cách này tức là bạn sẽ tạo USB Boot theo cách thông thường. Boot thường có nghĩa là chỉ có 1 phân vùng trên USB, vừa chứa file Boot vừa chứa dữ liệu của bạn.
+ Hide: Lựa chọn này sẽ cho phép tạo ra một chiếc USB Boot chứa phân vùng boot ẩn. Và việc này sẽ chia USB làm 2 phân vùng, một chứa file Boot và phân vùng còn lại sẽ chứa dữ liệu của bạn.
– Ở đây mình sẽ để là 3500
MB (tầm 3.5 GB). Vì file DLC BOOT chỉ có dung lượng tầm 3.2 GB thôi. Nếu USB của bạn có dung lượng lớn thì bạn nên để ra khoảng 1 – 2 GB để sau này muốn tích hợp thêm Module thì còn có khoảng trống khi cần tích hợp thêm.
Bước 4:
– Tiếp theo, trong phần USB Format DLC Boot Partition
, bạn thiết lập như sau:
– Nếu không tích chọn vào cái nào thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ tạo USB BOOT mà không Format lại USB. Có nghĩa là dữ liệu trong USB của bạn sẽ vẫn còn sau khi bạn tạo xong.
+ NTFS: Nếu bạn sử dụng tùy chọn này thì USB BOOT sẽ không BOOT được trên chuẩn UEFI, nhưng chứa được file có dung lượng > hơn 3.7 GB.
+ FAT32 (UEFI): Nếu bạn sử dụng tùy chọn này thì USB BOOT sẽ BOOT được trên chuẩn UEFI, nhưng không chứa được file có dung lượng > hơn 3.7 GB.
+ NTFS (UEFI): Sẽ có tùy chọn này khi bạn tạo USB BOOT thường (Kiểu Normal). Sử dụng lựa chọn này thì bạn sẽ boot được trên máy tính chuẩn UEFI và chứa được các file có dung lượng > 3.7 GB. Chính vì thế, nếu bạn tạo USB theo kiểu Normal thì nên sử dụng tùy chọn này nhé.
– Sau khi thiết lập xong, bạn nhấn vào nút Create Boot
(3) để bắt đầu…
Bước 5:
– Bạn nhấn Yes
để đồng ý:
Bước 6:
– Quá trình Format USB
đang thực hiện
– Bạn chờ Quá trình copy các file quan trọng vào USB đến khi kết thúc.
Bước 7:
– Sau khi tạo USB BOOT xong thì sẽ xuất hiện cửa sổ thông báo như hình bên dưới. Bây giờ muốn kiểm tra USB BOOT của bạn xem đã hoạt động được chưa, bạn có thể nhấn vào nút Test Boot
.
– Các bạn thử Test trên chuẩn LEGACY
Menu Boot của chuẩn Legacy
Giao diện Legacy
- Vietnamese Language: Chuyển sang ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng.
- Reboot: Lựa chọn khởi động lại máy tính.
- Shutdown: Tắt máy.
- Boot From HDD: Boot từ ổ cứng.
Boot from Operating System: Boot vào Windows XP, Windows Vista, Windows 7/8/10. - Mini Windows XP: Truy cập vào Mini Windows XP.
- Mini Windows 10 32Bit: Truy cập vào Mini Windows 10 32Bit.
- Mini Windows 10 64Bit: Truy cập vào Mini Windows 10 64Bit.
- Other Tools: Boot vào Menu với nhiều tiện ích khác.
- Hard Disk Tools: Boot vào Menu với các tiện ích + phần mềm về quản lý và phân chia ổ đĩa cứng.
- Backup or Restore: Boot vào Menu với các tiện ích + phần mềm về sao lưu và phục hồi ổ đĩa cứng.
- Operating System Setup: Boot vào Menu cài đặt các hệ điều hành
- Antivirus Rescue Disk Tools: Boot vào Menu chứa các trình quét/ diệt virus
Menu Boot của chuẩn UEFI
Giao diện chuẩn của UEFI.
Video hướng dẫn chi tiết:
Một số hình ảnh sau khi tạo xong boot usb bằng DLC:
Vậy là mình đã hòan tất hướng dẫn tạo DLC BOOT 2019, thật quá dễ phải không bạn, mọi thắc mắc xin bạn vui lòng comment dưới bài viết mình sẽ giải đáp.